Một cõi "Tĩnh Lặng"

Lang thang qua đủ thứ nghề, từ cái thanh sạch của nghề giáo cho đến cái ngoắt ngoéo của kẻ buôn rượu, rốt cuộc Nguyễn Hòa dốc trọn cái ký ức nhà quê của mình để kể một câu chuyện rất thiền ngay giữa trung tâm phố thị: quán Tĩnh Lặng có bà lão mời chè và ông đề cho chữ
Chẳng biết phải miêu tả Nguyễn Hòa thế nào cho phải, một gã đàn ông ngoài năm mươi phảng phất cái phong trần của một nghệ sĩ nhiếp ảnh thứ thiệt. Một kẻ tu thiền lúc nào mặt mày cũng rạng rỡ.

Hay một ông chủ quán cà phê thích lụi cụi vun vén cho cái mương nước có dăm con cá “nhà quê” và mớ môn, lục bình lẩn quẩn gói ghém trong cái không gian sâu thẳm chiều tâm thức. Nhưng tôi thích gọi anh là một “cậu bé bán báo” vì anh giữ nguyên vẹn tình cảm dành cho sạp báo nuôi sống cả gia đình anh suốt mấy mươi năm trời. Những câu chuyện về đêm trước cửa bệnh viện Ung bướu TP.HCM, những ấm ức của đời son phấn dọc lăng Ông Bà Chiểu được Nguyễn Hòa kể lại bằng tất cả những ký ức mà anh nâng nui. “Đó là những ngày phải ngủ sạp báo ban đêm chờ trời sang có đứa em rat hay thì mình đi học. Đêm nằm cách có tấm ván, và nghe cả vạn chuyện hi nộ ái ố của thế gian…”. Và như thế, cái vốn đời trong anh cứ chất chồng, chất chồng dài theo những đêm thức cùng sạp báo để cái ngày ra trường. Nguyễn Hòa lắc đầu trứơc những đề nghị “xịn hơn” để theo đuổi một câu chuyện mà cha anh chưa kế nối : làm giáo viên. Hơn chục năm trên bục giảng của trường Khí tượng thủy văn, giờ với anh, chỉ còn là chút sấm chớp nhân tạo, chút mưa hanh hao giữa cơn nắng oi nồng mùa hạn ùa về trong quán, chỉ bằng một thao tác: ấn công tắc. Hay cũng chừng đó thời gian làm nghề bán rượu vụt trôi qua, để chỉ còn là triết lý sống in trên chiếc bao nhỏ đựng đường trong quán cà phê: Thở đều…
Có một bà lão bán chè gần 70 tuổi. Hình như bà làm nghề này đã lâu lắm rồi. Những con đường quanh khu vực quận Phú Nhuận cứ mỗi chiều tối người ta thấy dáng bà với gánh chè nặng nề đi dọc các con hẻm nhỏ. Rồi có một ngày, một người đàn ông trung niên dừng xe lại và bảo ông ta muốn có câu chuyện nói với bà. Người đàn ông đó là chủ nhân một quán cà phê và câu chuyện ông ta muốn nói là đề nghị được…”mua mão” gánh chè của bà vào hai tối thứ 7 và chủ Nhật. Và thời gian của “hợp đồng miệng” này là…vô thời hạn. Bà lão ngỡ ngàng. Câu chuyện về những người tự dưng nổi hung lên đòi mua hất cả gánh chè không phải là câu chuyện hiếm nhưng chuyện mua gánh chè vào cả hai đêm cuối tùân là hơi lạ. Mấy chục năm với gánh chè này, bà chưa thấy việc ấy bao giờ. Thế rồi đêm thứ bảy đầu tiên bà gánh gánh chè đến địa điểm mà người đànông nọ chỉ. Đó là một quán cà phê khá đẹp nằm trong con hẻm trên đường Phan Đình Phùng với sự chăm chút của chủ nhân cho từng cây xanh,lạch nước và nó giống như cái chốn nàh quê hồi xưa, thời bà còn con gái ở cái đất Sài Gòn vẫn chưa mấy phát triển này. Chủ nhân đề nghị bà ngồi vào một góc quán. Ở đó, các cậu trai trẻ, các cô gái mặc áo dài qua lại trước mặt bà để chào khách và câu đầu tiên của họ: “Hôm nay cuối tuần, chủ quán có nhã ý dung chè. Anh chị dung gì cứ gọi!” và sau đó họ sà bên cạnh bà mang đi những chén chè nóng, chè lạnh…đến bàn cho khách. Rảnh tí, tụi nhỏ quanh quẩn bên bà, nghe những câu chuyện xửa chuyện xưa thời con gái của bà lão bán chè trên đường phố Sài Gòn và những thăng trầm của cuộc đời với cười vui hay ngậm ngùi buồn bã, với khát khao thời trẻ trung và những niềm vui nho nhỏ của tuổi già. Chúng nó là những đứa sinh viên xa nhà, bà xuất hiện với một gnáh chè và một trong những câu chuyện ấm áp của mình. Đã có một điều mới lạ. Rồi cùng một ngày, có những nhà thư pháp được mời tới trình diễn tác phẩm của mình. Họ cũng đến vào những ngày cuối tuần,những vị khách trẻ trong quán cà phê ngạc nhiênthấy phía trên bày ra một bàn thư pháp và lời mời được đưa tới từng bàn: Nếu bạn thích có một món quà thư pháp nho nhỏ ra về hãy gửi một đề nghị. Những nét chữ thơm mùi mực, những cái tên những lời đề tặng…có khi là một đôi bạn trẻ có khi là những chàng trai ồn ào sôi nổi tự dưng có một phút lắng lòng, đến bên bàn và nhỏ nhẹ đề nghị một chữ nào đó cho người thân, người yêu của mình. Những ánh mắt ngạc nhiên và hào hứng ấy đã là một món quà nhỏ mà chủ quán đã dành cho những vị khách của mình khi bước chân vào một cõi tĩnh lặng này…
“Tôi chọn “Tĩnh Lặng” như một chốn riêng tư, như một cõi lắng lòng khi sau một ngày, một buổi…bạn bước ra khỏi công việc và những bận rộn lo toan, thử thách của cuộc đời. tôi muốn mọi người đến và ngồi vơi nhau, nói những câu chuyện nhẹ nhàng, lắng nghe một bản nhạc, lướt xem những tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật trên tường và thỉnh thoảng, để cho lòng mình lắng lại với những suy tư. Tôi muốn có một món quà truyền thống của một ông đồ hay chữ để gửi cho những tuổi trẻ ồn ào và sôi nổi một gợi ý về ngày hôm qua. Tôi muốn xuất hiện một bà cụ già trong góc quán này, để cho những em sinh viên phục vụ và cả những vị khách trẽ của mình thấy ấm long gần gũi về hình ảnh của một bà mẹ, bà ngoại, bà nội…giữa chốn Sài Gòn ồn ã với những phồn hoa đô hội này…Hay khi bạn suy nghĩ về chữ nhẫn,chữ thiền rồi xin về nghiền ngẫm, chính là sự truyền đi cái tâm của người tĩnh lặng…”.
Mỗi khi qua lại trên đường Phan Đình Phùng, ngó tấm vải nhỏ căng ngay đầu hẻm với dòng chữ “Café Tĩnh Lặng: Ông đồ cho chữ, bà lão mời chè” tôi lại nhìn thấy một điều khác nữa trong ý tưởng kinh doanh của người chủ tên Hòa: Ừa, thì cũng là kinh doanh, cũng là chuyện mua mua bán bán nhưng có khi những ý tửơng kéo ta đi một mình và có khi tĩnh tại lòng mình, ta thấy rằng gửi một món quà tinh thần cho một bà lão một ông đồ….”quá giang” trong hành trình không kém phần ngược xuôi thử thách của nghề kinh doanh ấy cũng là một ý tưởng “có lòng ” vậy!

Địa chỉ: Hẻm 61 Phan Đình Phùng, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
Điện thoại: 9953826

Nguồn tin: Sưu tầm

0 Responses